Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Bệnh thoát vị đĩa đệm?

Thoát vị đĩa đệm ngày càng phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là ở dân văn phòng chiếm đa số. Chính thói quen lười vận động và làm việc liên tục sai tư thế khi bệnh thoát vị đĩa đệm ngày càng nặng thêm. Tham khảo bài viết để hiểu hơn về định nghĩa, triệu chứng và nguyên nhân dẫn tới căn bệnh này.

Bệnh thoát vị đĩa đệm

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?


Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy đĩa đệm cột sống thoát ra khỏi vị trí bình thường trong vòng sợi chèn ép vào ống sống hay các rễ thần kinh sống và có sự đứt rách vòng sợi gây nên hội chứng thắt lưng hông điển hình.

Cách phân loại thoát vị đĩa đệm


Thoát vị đĩa đệm đốt ống cổ liên quan tới rễ thần kinh và tủy sống


  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ trung tâm chủ yếu chèn ép tủy sống gây ra bệnh lý tủy.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ cạnh trung tâm: chèn ép cả tủy sống và rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ – tủy.
  • Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ bên (thoát vị lỗ gian đốt sống): chủ yếu chèn ép vào rễ thần kinh gây ra bệnh lý rễ.

    Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phân loại theo giải phẫu bệnh


    • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ mềm: Là thoát vị nhân nhầy thường gặp ở người tương đối trẻ, không có hoặc có ít biểu hiện thoái hóa đi kèm. Loại thoát vị này thường diễn ra cấp tính, có thể sau một chấn thương.
    • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ cứng: Thực ra là các gai xương do thoái hóa, xuất phát từ thân đốt sống hay mỏm móc, thường xảy ra ở người cao tuổi hơn và diễn biến kéo dài hơn.

      Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ phân loại theo liên quan với dây chằng dọc sau


      • Loại 1: Đĩa đệm ở đốt sống cổ bị phồng lên, vòng sợi chưa bị rách hết, nhân nhầy vẫn còn nằm trong vòng sợi nhưng lệch vị trí.
      • Loại 2: Lồi đĩa đệm cột sống cổ: Khối thoát vị đã xé rách vòng sợi, nằm ở trước dây chằng dọc sau.
      • Loại 3: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thực sự: khối thoát vị đã chui qua dây chằng dọc sau nhưng vẫn còn dính liền với nhân nhầy nằm trước dây chằng dọc sau.
      • Loại 4: Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có mảnh rời: có một phần khối thoát vị tách rời ra khỏi đĩa đệm, nằm trước dây chằng dọc sau, có thể di chuyển đến mặt sau thân đốt sống. Mảnh rơi này thường nằm ngoài màng cứng, nhưng đôi khi lại xuyên qua màng cứng chèn ép tủy.

        Triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm


        Sau khi bị trượt ngã đập mông xuống đất, sau một khuân vác nặng, sau một cúi gập lưng đột ngột, người bệnh thường triệu chứng sau:

        1. Triệu chứng đau


        Đau là dấu hiệu lúc nào cũng có và xuất hiện đầu tiên nhất, đau có thể từ cột sống cổ xuống hai tay hoặc đau từ cột sống thắt lưng xuống hai chi dưới, đau giống như kéo căng một sợi dây, đau liên tục khi đứng khi đi có thể giảm khi nằm nghỉ nhưng không bớt hẳn, đau không giảm khi uống thuốc.

        2. Triệu chứng tê bì


        Tê tùy vị trí rễ thần kinh bị chèn ép, như tê mặt ngoài bàn chân và gót chân, mặt ngoài bắp chân hoặc mu bàn chân, mặt trước xương chày, mặt trước đùi. Cảm giác tê bì có thể có hoặc không thường xuất hiện sau đau.

        3. Triệu chứng teo cơ, yếu liệt


        Đây là triệu chứng thường xuất hiện muộn nhất sau một thời gian khá dài bạn có thể nhận thấy một tay, một chân hay hai tay hai chân teo nhỏ làm đi lại khó khăn, lâu hơn nữa có thể bạn sẽ không đi lại được. Nếu tất cả những triệu chứng trên rõ ràng thì có thể không cần kiểm tra thêm trong thời gian ban đầu. Đôi khi có thể làm thêm một số cận lâm sàng như MRI hoặc CT được dùng để củng cố chẩn đoán.

        4. Các triệu chứng của một đĩa đệm thoát vị


        Có thể có một đĩa đệm thoát vị mà không biết – hoặc đĩa đệm thoát vị phồng đôi khi hiển thị trên hình ảnh sống của những người không có triệu chứng của một vấn đề đĩa. Nhưng một số đĩa đệm thoát vị có thể đau đớn. Các dấu hiệu và triệu chứng thông thường nhất của một đĩa đệm thoát vị là:
        • Đau thần kinh tọa, đôi khi có cảm giác kiến bò và tê, bắt đầu vào mông kéo dài xuống phía sau hoặc bên cạnh một chân.
        • Đau, tê hay yếu ở lưng dưới và một chân, hoặc ở cổ, ngực, vai hoặc cánh tay.
        • Đau lưng hay đau chân nặng hơn khi ngồi, ho hoặc hắt hơi

          Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm


          • Những nguyên nhân gây nên thoát vị đĩa đệm cột sống.
          • Nguyên nhân đầu tiên gây thoát vị đĩa đệm là các chấn thương cột sống do tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động.
          • Nhiều thói quen sinh hoạt lao động hàng ngày cũng ảnh hưởng xấu tới xương khớp như tư thế ngồi làm việc không đúng cách gây cong vẹo cột sống, tập thể dục không đúng cách gây thoái hoá khớp, trật khớp.
          • Các bệnh lý cột sống bẩm sinh hay mắc phải như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống cũng là các yếu tố thuận lợi gây bệnh.
          • Những người ở độ tuổi từ 30 đến 50 là có nguy cơ bị thoát vị cao nhất do những thành phần nước và đàn hồi bên trong nhân tủy sẽ giảm đi theo tuổi.
          • Bệnh thường gặp với những người trên 30 tuổi, đĩa đệm thường không còn mềm mại, nhân nhày có thể bị khô, vòng sụn bên ngoài xơ hóa, rạn nứt và có thể rách. Trên cơ sở đó nếu có một lực tác động mạnh vào cột sống (chấn thương, gắng sức…), nhân nhày có thể qua chỗ rách của đĩa đệm thoát vị ra ngoài chui vào ống sống, chèn ép rễ thần kinh gây đau cột sống.
          • Thoái hóa đĩa đệm cũng có thể do nguyên nhân di truyền. Nếu bố mẹ có đĩa đệm yếu do bất thường về cấu trúc thì con cái cũng dễ bị thoát vị đĩa đệm.

            Ảnh hưởng của thoát vị đĩa đệm


            • Thoát vị đĩa đệm có thể để lại những hậu quả và những biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
            • Bệnh nhân có thể bị tàn phế suốt đời do bị liệt trong trường hợp đĩa đệm thoát vị chèn ép tuỷ cổ.
            • Khi bị chèn ép các dây thần kinh vùng thắt lưng cùng, bệnh nhân có thể bị chứng đại tiểu tiện không tự chủ do rối loạn cơ tròn.
            • Ngoài ra bệnh nhân bị teo cơ các chi nhanh chóng, khiến sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí mất khả năng lao động.
            • Lao động và làm việc khó khăn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, chưa kể những tốn kém do chi phí điều trị.
            • Thoát vị đĩa đệm ảnh hưởng đến dây thần kinh. Đau rễ thần kinh phản ánh một quá trình tổn thương kích thích rễ thần kinh do chèn ép cơ học, xuất hiện sau giai đoạn đau thắt lưng cục bộ, đau tăng lên khi đi lại, đứng lâu, ngồi lâu. Đau dội mạnh lên khi ho, hắt hơi, rặn đại tiện.
            • Rối loạn cảm giác thường gặp là giảm cảm giác nông (nóng, lạnh, xúc giác) ở những khu vực khoang da tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương. Đây là biểu hiện mức độ tổn thương sâu sắc của rễ thần kinh.
            • Hội chứng đau khập khễnh cách hồi: Là một dạng đau rễ thần kinh ngắt quảng, nó xuất hiện khi đi được một đoạn làm bệnh nhân phải dừng lại để nghỉ. Khi đi tiếp một đoạn nữa, đau lại xuất hiện, buộc bệnh nhân phải nằm nghỉ.
            • Rối loạn vận động: bại và liệt cơ ở hai chân do rễ thần kinh chi phối bao gồm rối loạn cơ thắt: trong tổn thương các rễ vùng xương cùng có biểu hiện lúc đầu bí tiểu sau đái dầm dề, luôn luôn có nước tiểu chảy rỉ ra một cách thụ động do liệt cơ thắt kiểu ngoại vi không giữ được nước tiểu.

            Trên đây là những thông tin cơ bản nhất, tất tần tật vui long truy cập chuyên mục bệnh thoát vị đĩa đệm để biết thêm.

            Đơn vị chia sẻ thông tin

            • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
            • Hotline: 0916893886 - 0856905886
            • Website: nhathuocthanthien.com.vn
            • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
            Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá