Chủ Nhật, 18 tháng 3, 2018

Mạch Huyền: 33 bệnh lý thường gặp!

Khám bệnh bằng Mạch lý đông y ¿Thí dụ một Mạch Huyền. 


Một cách khám bệnh hoàn chỉnh theo tây y là chúng ta phải có một bảng kết qủa thử nghiệm các thành phần máu, phân, nước tiểu, chụp hình tim, phổi, điện tâm đồ, điện não đồ, scan óc, gan, bao tử, lá mía, thận, bàng quang, ruột, các chất điện giải¿ đầy đủ tất cả mọi cơ quan trong cơ thể để có những thông số, những biểu đồ bệnh lý của nhiều khoa chuyên ngành từ nhiều phòng thí nghiệm khác nhau, tập trung về cho bác sĩ tìm bệnh và định bệnh . Nhưng trên thực tế không làm được, vừa mất thời giờ, vừa lãng phí tiền bạc, vừa phải mất nhiều bác sĩ chuyên môn chẩn đoán bệnh chứ không thể một bác sĩ mà biết hết được những kết qủa thử nghiệm ấy .

Nhưng may mắn thay, kinh nghiện đông y đã để lại một phương pháp khám bệnh bằng Mạch , một môn khoa học cổ đông phương đã trở thành nguyên lý bất biến đúng với mọi thời đaị, với mọi loại bệnh tật từ dễ đến nan y, mà ngày nay dù khoa học có tiến bộ bao nhiêu cũng không thể khoa học hóa bằng máy móc để sáng chế ra máy đo mạch đúng theo tiêu chuẩn Mạch bệnh của đông y được.

Trời sinh ra con người cũng rất tinh vi, mọi bệnh tật ở bất cứ thời đại nào cũng không ngoài sự xáo trộn mất quân bình âm dương, khí, huyết để làm ra bệnh thực, bệnh hư của lục phủ ngũ tạng để sinh ra hàn, nhiệt, sinh ra bệnh nhẹ là biểu chứng, bệnh nặng là lý chứng ¿Và tất cả các bệnh chứng đó đều đã được cơ thể khám cho ra những kết qủa tương đương bằng những loại Mạch khác nhau trên 2 cổ tay, và những kết qủa đó chỉ cần có một thầy thuốc đông y giỏi, giầu kinh nghiệm có thể đọc ra được còn đầy đủ hơn những xét nghiệm của tây y đã phải cần nhiều bác sĩ chuyên khoa mới đọc được những kết qủa xét nghiệm ấy .
Mạch Huyền
Trong Kinh Pháp Hoa có đoạn Đức Phật nói : Các ngươi đã là Thầy thuốc chữa bệnh, không thể nào các ngươi treo bảng chỉ chữa được những bệnh này mà không chữa được những bệnh khác . Chứng tỏ các Thầy thuốc cổ truyền cách nay gần 2600 năm cũng đã biết nguyên lý chữa bệnh, con người là một tổng thể, khi khám được bệnh, định được bệnh, thì khi chữa bệnh là tái lập lại quân bình cho cơ thể chứ không phải chữa riêng cho một loại bệnh nào.

Vì thế trước khi học chữa bệnh các Thầy thuốc đông y phải học cách khám tìm mạch bệnh và biện chứng lý giải để định bệnh gọi là Mạch lý ,cần phải suy luận theo quy luật ngũ hành để tìm chứng .Nói được đúng chứng bệnh lúc đó mới chữa bệnh bằng phương pháo đối chứng trị liệu để tái lập lại quân bình . Và công việc này phải được kiểm chứng lại sự thay đổi mạch mỗi ngày mỗi khác xem mạch bệnh đã khá hơn hay tệ hơn để điều chỉnh lại .

Đối với Tây y không thể nào xét nghiệm mỗi ngày được, vì bệnh nhân vừa mất sức, mất máu, tốn kém nhiều tiền bạc và thời giờ . Mỗi tuần mỗi xét nghiệm lại một lần cũng đã mất nhiều công sức ,nhưng trong một tuần điều trị , nếu điều trị đúng thì may mắn cho bệnh nhân, bằng ngược lại điều trị sai trong suốt một tuần thì bệnh càng suy nhược, nếu đổi phương pháp trị liệu khác lại sai lầm nữa thì kết qủa xét nghiệm lại xấu hơn khiến bệnh nhân không đủ sức để theo đuổi trị liệu sẽ bị chết oan uổng .

Chỉ riêng phần bắt mạch, nếu trong các bệnh viện tây y có thêm thầy thuốc đông y chuyên bắt mạch để theo dõi những trường hợp điều trị những bệnh nan y bằng ,hóa, quang trị liệu để phối hợp hướng dẫn tăng giảm liều thuốc hay báo cho bác sĩ biết phương cách điều trị đó không hợp, không đúng với bệnh nhân vì sau mỗi liều thuốc mạch bệnh càng tồi tệ thì lúc đó khoa chữa bệnh sẽ tránh được nhiều sai lầm và cách chữa có nhiều kết qủa , bệnh nhân sẽ có nhiều may mắn sống sót và khỏi bệnh hơn¿

Trong khoảng 3000 năm trước, các Thầy thuốc đông y cũng mổ xẻ, cũng thử nghiệm thuốc, thử nghiệm huyệt trên những thân sống của tử tội được nhà vua cho phép , từ đời này sang đời khác, Thầy đời sau thử nghiệm lại các kinh nghiệm của những thầy thời trước cũng trên thân sống của tử tội , lạm dụng tử tội để thử mãi từ đời này sang đời khác để bổ sung thêm vào kho tàng kiến thức đông y đều thấy kết qủa giống nhau mới tạo nên được một hệ thống đông y hoàn chỉnh, và để chấm dứt những sự lạm dụng tử tội không cần thiết, các thầy thuốc đi đến kết luận : Cái gì chưa biết mới phải thử nghiệm, còn cái gì đã biết rồi không cần phải thử nghiệm nữa .

Bây giờ Tây y mới thịnh hành được 1000 năm, đang trên con đường thử nghiệm và hướng thử nghiệm suy luận từ tây sang đông, cuối cùng đông tây cũng hợp nhất sau mấy trăm năm có lẽ phương tây có bệnh viện đông y, phương đông có bệnh viện tây y, đó là lý lẽ biến đổi âm dương, không vượt ra khỏi quy luật âm dương của trời đất .

A-MẠCH BỆNH LÀ GÌ MÀ LỢI HẠI NHƯ VẬY ? 


Đông y phân biệt rõ ràng các dấu hiệu triệu chứng bệnh bằng 28 mạch bệnh và 7 loại mạch báo hiệu bệnh nhân sẽ chết không chữa được gọi là tử mạch .

Tên gọi của 28 mạch bệnh : 


Phù, Trầm, Trì, Sác, Hư, Thực, Hồng, Vi, Huyền, Khẩn, Hoãn, Sắc, Khẩn, Hoạt, Phục, Nhu, Nhưọc, Trường, Đoản, Tế, Đại, Đời, Xúc, Kết, Động, Cách, Tán, Tuyệt (mất mạch nhưng Thầy giỏi còn có thể chữa được).

Tên gọi của 7 Tử mạch : 


Chim mổ, Nhà dột, Gỏ đá, Cởi giây, Cá lượn, Tôm bơi, Canh sôi ,

Khi chúng ta bắt mạch nghe được những mạch này là đành bó tay không chữa được .

Một người học mà biết phân biệt mạch giỏi ít nhất cũng mất thời gian trải qua kinh nghiệm lâm sàng 20 năm, nếu không cũng giống như ông lang vườn mà tôi đã kể câu chuyện trong y sử một bệnh nhân ho ra máu ,3 thầy hội chẩn khám mạch định bệnh là nhiệt chứng cho thuốc hàn , đó là do bắt mạch đúng mà lý luận ngũ hành sai mới dùng lầm thuốc , nếu lý luận ngũ hành đúng thì bệnh thuộc hàn chứng phải cho thuốc nhiệt là dùng quế tâm bệnh nhân hết ho ra máu và bệnh nhân lại khen rằng thuốc mát qúa ,tại sao lại nghịch lý như vậy ? Đó là chứng bệnh nan y hàn giả nhiệt ,cho nên đối chứng dùng nhiệt giả hàn thuốc nhiệt của quế liễm vào trong, cái lạnh của bệnh bên trong bị đẩy ra ngoài da .

Ở đây chúng ta không xét các mạch, nhân tiện có người hỏi về mạch Huyền và cách chữa ,nên tôi chỉ đưa ra thảo luận một mạch Huyền làm mẫu mực để chúng ta biết những kiến thức tích lũy kinh nghiệnm của các Thầy thuốc đông y cổ truyền có tính khoa học cao siêu như thế nào mà ngày nay chúng ta vẫn chưa thể nào theo kịp, mà chỉ đang trên đường kiểm chứng được cái hay và đúng của nó được từng phần nhỏ nhoi trong rừng kiến thức đông y mà thôi .

B-MẠCH HUYỀN 


Có những đặc điểm nhấc tay lên hay ấn đè tay xuống như đụng vào sợi dây cung căng thẳng.

Bệnh của mạch huyền phản ảnh tình trạng mất sức mệt nhọc quá độ thuộc loại bệnh khá nặng tổn hại đến khí huyết.

Nhưng muốn chữa những bệnh có mạch Huyền thì phải biết rõ mạch đó thuộc kinh mạch nào. ở bộ vị nào , trên mỗi cổ tay có 3 bộ mạch Thốn, Quan, Xích .Cổ tay bên trái chủ huyết thuộc bộ mạch Nhân nghinh , cổ tay bên phải chủ khí thuộc bộ mạch Khí khẩu .

1-Bên cổ tay trái Nhân nghinh : 


Mạch Thốn bộ sát cổ tay (nằm trên huyệt Thái uyên) gọi là tả Thốn thuộc hỏa , bắt mạch nhẹ để xem bệnh hỏa dương là kinh Tiểu trường, đè mạnh để xem bệnh của hỏa âm là kinh Tâm .

Mạch Quan bộ ở giữa (nằm trên huyệt Kinh cừ) gọi là tả Quan thuộc mộc , bắt mạch nhẹ để xem bệnh mộc dương thuộc kinh Đởm, đè mạnh để xem bệnh của mộc âm là kinh Can .

Mạch Xích bộ ở cuối (nằm gần huyệt Liệt khuyết) gọi là tả Xích thuộc thủy, bắt mạnh nhẹ để xem bệnh thuộc thủy dương thuộc kinh Bàng quang, đè mạnh để xem bệnh của thủy âm là kinh thận .

2-Bên cổ tay phải Khí khẩu : 


Mạch hữu Thốn thuộc kim, bắt mạch nhẹ để xem bệnh kim dương là kinh Đại trường, đè mạnh để xem bệnh của kim âm là kinh Phế .

Mạch hữu Quan thuộc thổ, bắt mạch nhẹ để xem bệnh thổ dương là kinh Vị , đè mạnh để xem bệnh thổ âm là kinh Tỳ.

Mạch hữu Xích thuộc hỏa , bắt mạch nhẹ để xem bệnh của tướng hỏa là kinh Tam tiêu, đè mạnh để xem bệnh của Thân dương Mệnh môn..

3-Tính chất mạch biểu hiệu bệnh của từng tạng : 


Ở đây chúng ta thảo luận chỉ một mạch Huyền thôi , thì Mạch Huyền chính là mạch của Can , nếu cả hai bên Nhân Nghinh , Khí khẩu có mạch huyền thì dưới cạnh sườn đau lắm như bệnh sưng viêm gan¿Nếu mạch huyền ở bộ khác mà không ở bộ gan (tả Thốn) là do huyết hư có chứng ra mồ hôi trộm, đau nhức chân tay, buồn phiền, mệt mỏi, da khô, nguyên khí hư hao. Bên trong người hư hàn nếu uống nhiều nước làm đình trệ gây đau tức sườn, thân thể co quắp khiến người như sốt rét lúc nóng lúc lạnh, hay hốt hoảng sợ sệt .

Nếu mạch Huyền nặng hơn có kèm thêm mạch Khẩn tức là căng nhưng xoắn như dây thừng là đã bị khí lạnh tích tụ ở kinh lạc sinh ung bướu trong người . Người Tây phương hay uống dư thừa nước dễ có bệnh này .(Trở lại vấn đề trong bài viết Uống nước nhiều lợi hay hại , để đông tây y kết hợp dung hòa , uống nước nhiều để lọc máu tẩy độc là đúng, nhưng uống vào 2 lít, các độc tố trong người theo nước bị đào thải ra ngoài cũng phải 2 lít, uống nước nhiều mà không lên cân là cơ thể khỏe mạnh, còn uống vào mà lên cân là nước và độc tố bị giữ lại sẽ trở thành bệnh gan chứa nước ,và trong màng mỡ tam tiêu ở bụng bị kết khối u không khu trú vào tạng phủ nào, tây y cho là loại ung thư khó trị nhất, vì không có nơi để đánh, mà đánh cũng không tan, như trường hợp trong bài viết.: Một trường hợp ung thư, do chữa sai lầm làm nát gan, hỏng thận, cuối cùng các bác sĩ hội chẩn và rút ống, lúc tôi đến bắt mạch cho bệnh nhân còn nhẩy nhưng là mạch tử.)

Nếu Huyền kèm thêm mạch Trường là đường dây mạch căng kéo dài lấn qua vị trí của Thốn và Xích là bệnh tích tụ kết khối của các loại ung thư.

Nếu mạch Huyền kèm thêm mạch Hồng như dây căng như sóng cuồn cuộn là bệnh cấp tính đau như kim đâm nhói đau cạnh sườn khó thở .

4-Phân biệt Bệnh nặng nhẹ : 


Để biết bệnh nặng nhẹ còn phải nghe được chiều đi của mạch là thuận hay nghịch :

Mạch Dương sinh ở Xích bộ , động ở Thốn bộ theo chiều chạy từ trong ra phía ngón tay .

Mạch Âm sinh ở Thốn bộ , động ở Xích bộ theo chiều hướng về cùi chỏ.

Quan bộ là nơi giao nhau của âm dương , khi bắt ở Quan bộ không thấy mạch là Âm dương ly cách là bệnh nan y khó chữa, bệnh thuộc trung tiêu không hoạt động ..

Khi bắt cả 3 bộ Thốn Quan Xích nghe dòng mạch chạy vào là bệnh nặng từ biểu đã đi sâu vào lý, nếu dòng mạch chạy ra ngoài tay là bệnh ở biểu hoặc bệnh trước nặng chạy vào lý, gần khỏi thì mạch chạy ra từ lý ra biểu .

Mạch Nhân nghinh Khí khẩu còn tùy thuộc vào nam nữ như :

Nhân nghinh mạnh, Khí khẩu hòa hoãn là mạch thuận của Nam, nữ thì ngược lại . Đó là mạch tốt không bệnh.

C-CÁC BỆNH LIÊN QUAN ĐẾN MẠCH HUYỀN : 


Bệnh biểu hiện không đơn giản là đơn mạch thuộc một trong 28 mạch mà còn xen kẽ các mạch khác để báo hiệu tình trạng diễn tiến của bệnh mỗi lúc mỗ khác .

1-Mạch Huyền đều có ở 3 bộ vị Thốn, Quan, Xích : 


là kết qủa xét nghiệm đọc được Gan nóng làm đau đỏ mắt kéo mây mờ mắt, chảy nước mắt, nặng thì phát mụn nhọt, ung thư.

2-Mạch Huyền Trường ở 3 bộ : 


là kết qủa xét nghiệm đọc được ở gan có bệnh

3-Mạch Huyền ở Tâm bộ: 


a-Phù Huyền ở Tâm : là kết qủa xét nghiệm có giun sán làm đau bụng .

b-Huyền Sắc ở Tâm : là kết qủa xét nghiệm thấy Tâm khí hư, ít huyết, suy nhược, mất máu, nói không ra hơi, tâm hư không nuôi tỳ vị ăn không vào.

c-Trầm Huyền ở Tâm : là kết qủa xét nghiệm đọc được bệnh ở gan lấn sang Tâm làm cho lúc đói dữ ăn nhiều, lúc no thì căng đầy bụng làm mệt đau.

4-Mạch Huyền ở Tỳ bộ: 


a-Phù, Đại, Huyền chạy luôn đến Thốn bộ : là kết qủa xét nghiệm đọc được do phong tà truyền vào người cho nên khi ngủ miệng hay chảy nước dãi.

b-Phù, Huyền : là kết qủa xét nghiệm đọc được do Can khí mạnh qúa hại Tỳ thổ làm tay chân co quắp, hoặc rời rã mệt mỏi hoặc làm sốt rét, đi kiết lỵ.

5-Mạch Huyền ở Can bộ : 


a-Huyền : Huyền ở can bộ lên đến Thốn bộ là kết qủa đọc được nhức đầu chóng mặt, đầu nặng trĩu, gân mạch đau buốt, cao áp huyết do gan ,

b-Huyền Hoãn : là kết qủa xét nghiệm đọc được Gan và vị khí của người khỏe mạnh không có bệnh

c-Vi,Huyền : là kết qủa xét nghiệm đọc được Túi mật bị tà khí xâm nhập sinh vàng da, chân tay mặt mũi và nước tiểu đều vàng.

d-Huyền, Sác : là kết qủa xét nghiệm đọc được phong nhiệt phạm gan thành hỏa thiêu cân, gân chân tay co rút.

e-Trầm, Huyền, Khẩn, Thực : là kết qủa xét nghiệm đọc được Thận khí không đủ nuôi gan làm gan bị khí tụ gây bệnh đau cạnh sườn.

6-Mạch Huyền ở Thận bộ : 


a-Trầm, Khẩn, Hoạt, Huyền : là kết qủa xét nghiệm đọc được Thận bị phong tà, thấp khí làm lưng đùi nhức mỏi.

b-Trầm Huyền : là kết qủa xét nghiệm đọc được Bao tử hàn nên Vị thổ không khắc chế được Thận thủy nên khí đọng ở hạ tiêu làm lưng bụng dưới và chân phù thủng..

7-Mạch Huyền ở Mệnh môn bộ : 


Phù, Huyền : là kết qủa xét nghiệm đọc được bụng dưới ứ đọng nước dưới rốn làm quặn đau, mất chức năng chuyển hóa thận dương.

D-KHÁM BỆNH CHUYÊN KHOA BẰNG MẠCH : 


Bài viết này chuyên đề chỉ đề cập đến bệnh liên quan với mạch Huyền :

1-Bệnh thương hàn cảm lạnh : 


Dương bệnh mạch âm như Trầm, Huyền, Vi, Nhược thì chết.

2-Bệnh thương phong, cảm gió : 


Nếu có mạch Huyền hoặc Sác là Tà phong đã xâm nhập vào 6 kinh ( tam âm tam dương.)

3-Bệnh thương thử cảm nắng : 


Nếu có Mạch Huyền, Hồng, Khâu, Trì là bị cảm nắng mà cơ thể âm dương đều thịnh .

4-Bệnh thương thấp : 


Nếu có Mạch Huyền Hoãn là Phong mộc và Thấp thổ xung khắc làm đau nhức.

5-Bệnh thương táo : 


Nếu có mạch Phù Huyền là chứng táo hàn (khô hanh do lạnh).

6-Huyết bệnh : 


a-Nếu có Mạch Trầm Huyền : Xuất huyết mũi, mặt nhợt nhạt, mắt mờ, ngắn hơi thở khó, bụng dưới đầy do lao thương vất vả qúa nên âm hư .

b-Nếu có Mạch Huyền ở phế bộ : do lao lực vất vả ho ra máu.

c-Nếu có Mạch Huyền Tuyệt : Trong ruộc tích huyết ứ nhiệt độc do vi trùng làm mủ , đi cầu ra mủ , khó chữa.

7-Đàm bệnh : 


a-Nếu có Mạch Huyền : là do khí bị tổn hại sinh đàm, có nghĩa là dưỡng trấp do khí hóa bị trục trặc không sinh vinh huyết, vệ khí, nên biến thành đàm..

b-Nếu có Mạch Huyền ở cả 2 tay Nhân nghinh, Khí khẩu do ăn thức ăn có hàn khí không tiêu như qúa nhiều rau xanh, cam, bơ sữa, dầu, chuối, kem lạnh¿.

c-Nếu có Mạch Phù, Huyền, Đại, Thực là có đàm đặc nghẹt trong phổi.

8-Bệnh trên đường kinh mạch : 


Nếu có Mạch Huyền Hoạt do đàm, Cholesterol làm nghẹt ống mạch.

9-Bệnh nhức đầu : 


Nếu có Mạch Huyền do dương thịnh.

10-Đau mắt : 


Nếu có Mạch Huyền do Can mộc phát hỏa.

11-Đau miệng lưỡi : 


Nếu có Mạch Huyền, Sác, Hư do Đởm hư suy

12-Đau răng : 


Nếu có Mạch Huyền, Hồng do bao tửvà ruột bị phong tà hỏa nhiệt .

13-Đau phong thấp trong xương : 


Nếu có Mạch Huyền Trầm.

14-Đau đốt xương : 


Nếu có Mạch Huyền Trầm do uống rượu rồi tắm làm thủy hại tâm hỏa.

15-Ho do thiếu máu : 


Nếu có Mạch Huyền Sắc.

16-Ho do trong phổi có nước : 


Nếu có Mạch Huyền.

17-Đau bụng tiêu chảy : 


Nếu có Mạch Huyền Hoạt ăn không tiêu do bao tử nhiệt làm đình trệ thức ăn biến thành đàm lỏng đi tiêu chảy.

18-Đau tim do huyết thì Mạch Huyền. 


19-Đau bụng có thể chết : 


Nếu có Mạch Phù, Đại, Huyền, Trường .

20-Sốt rét : 


Nếu có mạch Huyền Sác do báng tích nóng nhiều làm sốt nóng hơn sốt rét, ngược lại nếu có mạch Huyền Trì thì rét lạnh nhiều hơn nóng.

21-Kiết lỵ : 


Nếu có mạch Huyền Hồng mình nóng nhiều là bệnh nguy hiểm.

23-Bệnh bụng trướng to đầy ách : 


Nếu có mạch Huyền là do Can mộc khắc Tỳ thổ.

24-Bệnh đau lưng do thận hư tổn : 


Nếu có Mạch Huyền Đại.

25-Bệnh Sán Khí gốc ở gan : 


a-Nếu có Mạch Huyền do vệ khí không thông nên cơ thể sợ lạnh.

b-Nếu có mạch Huyền Khẩn do bao tử bị nhiệt khí của can làm hại.

26-Đau nhức ống chân (Cước khí) : 


Nếu có mạch Phù Huyền là do phong tà xâm nhập.

27-Đau hông sườn : 


Nếu có Mạch Huyền cả 2 tay là do can khí thịnh qúa.

28_Bệnh đường tiểu : 


Nếu có mạch Phù, Huyền, Sắc là tiểu không thông do nhiệt thịnh.

29-Ung thư hay bướu ở gan : 


Nếu có Mạch Huyền Tế ở Can bộ .

30-Bệnh ói mửa : 


Nếu có Mạch Huyền Hoạt ở cả 2 Thốn bộ .

31-Bao tử hư suy : 


Nếu có Mạch Huyền

32- Bệnh phụ nữ tuột âm hộ ra ngoài : 


Nếu có mạch Huyền

33-Ngực tê tim đau : 


dương chủ mở, âm chủ đóng. Nếu có Mạch âm Huyền là thái qúa, dương hư mà âm tới làm tim đóng lại .

Đây mới chỉ bàn đến một mạch Huyền và đã có người hỏi bệnh Mạch Huyền chữa làm sao, nghe chừng tưởng dễ nhưng chữa bệnh gì, bệnh nào thì chưa biết, vì đây chỉ là kết qủa xét nghiệm mà cơ thể đã để lại ký hiệu bằng mạch cho Thầy thuốc chẩn đoán và định bệnh theo ngũ hành để tìm ra chứng, từ chứng mới đối chứng trị liệu để tái lập lại quân bình âm dương khí huyết, hư thực, hàn nhiệt .

Thực ra Mạch bệnh đông y đã đúc kết thành tự điển gồm 257 loại bệnh căn bản, 36 loại bệnh phụ khoa có những mạch nhất định riêng biệt của nó được xếp loại như sau :

a-18 loại dương bệnh ngoài tạng phủ thuộc vinh vệ khí ở các vùng đầu, gáy, eo lưng, xương sống, tay chân.

b-18 loại âm bệnh trong tạng phủ do ảnh hưởng hư thực của khí huyết làm ra như ho, hơi kéo lên, suyễn, ói mửa, nghẹn, sôi ruột, trướng đầy, tim đau, co quắp gồm 9 bệnh hư, 9 bệnh thực.

c-198 loại bệnh của lục phủ ngũ tạng, vì mỗi tạng phủ có 18 loại bệnh do lục dâm làm hại như Khí thọ tà, Huyết thọ tà, Khí huyết cũng bị tà (3 loại thọ tà x 6 lục dâm=18 loại). (5 tạng +6 phủ )x 18 loại bệnh = 198 loại bệnh.

d-5 loại bệnh lao tổn do nội tà trong 5 tạng.

e-7 loại bệnh nội tà do biến đổi tâm lý thất tình lục dục.

f-6 loại bệnh cực khổ ( lục cực) do thức, ngủ, ăn, uống, tình, chí, không điều độ.

g-5 loại tà trúng vào người như :phong là dương trúng đằng trước thân thể, hàn là âm trúng đằng sau, thấp trọc trúng từ dưới lên, sương thuộc thanh khí trúng từ trên xuống, hàn làm tổn thương kinh mạch âm, nhiệt làm tổn thương kinh mạch dương .

Đó là 257 loại bệnh tiêu chuẩn, nhưng chưa đủ nó còn biến chứng truyền kinh do hư thực. Do hư thì truyền từ mẹ sang con, truyền theo cặp âm dương cùng hành. Còn thực chứng thì có thể quậy phá truyền đến tất cả 5 hành, ngoài ra chưa kể đến các bệnh ngoại khoa răng, hàm, mặt, tai, mắt, mũi, họng và các loại bệnh do chữa sai gây ra biến chứng thành các bệnh nan y khác.

Tôi cũng đã có ý định tìm cách chế ra một sensor có đủ chức năng 28 mạch bệnh và 7 tử mạch truyền sóng mạch thành biểu đồ hiện lên màn hình oscilloscope và dùng 3 sensor gắn vào đầu ngón tay thầy thuốc đo 3 mức đô đè nhẹ lên Thốn, Quan, Xích để đo mạch của phủ, đè mạnh vừa để đo mạch của tạng và đè ấn sâu sát xương để tìm bệnh nan y trong lý, làm được như vậy cũng đã khó nhưng 3 sensor này phải liên kết có thể bắt mạch để biết chiều chạy của bệnh thuận nghịch, trường đoản, và cũng phải bắt được những dạng sóng do Mạch pha trộn 2,3,4 mạch trên một vị trí , và cũng phải tách riêng được mạch biểu thực lý hư, lý thực biểu hư .

Đối với Tây y chỉ một cái máy đọc được một biểu đồ tim mạch hay não cũng đã khó ,huống chi là một máy quá phức tạp, do đo ngay tại các nước Á Châu như Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn chữa bệnh bằng đông y mà vẫn chưa có thể sáng chế ra được máy đo mạch chính xác như 3 ngón tay bắt mạch của Thầy thuốc, đến đây chúng ta mới biết các thầy thuốc đông y cổ xưa đã có một nền khoa học cổ thông minh hơn chúng ta ngày nay, và chính chúng ta đã làm chết dần môn đông y do chưa học thấu đáo tường tận mới sinh tâm bài khích.

Nguồn: https://luongyquythanh.com/mach-huyen-33-benh-ly-thuong-gap-khi-bat-mach-huyen.html

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá