Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018

Cây hoa cứt lợn chữa bệnh gì?

Cây hoa cứt lợn là vị thuốc nam mọc hoang dã ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, tưởng chừng đây là một loài cây vô tri vô giác nhưng thật không ngờ nó lại là một vị thuốc điều trị viêm xoang rất hiệu quả.


Tác động của môi trường cùng với ô nhiễm không khí khiến cho tỉ lệ người dân mắc bệnh viêm xoang ở Việt Nam ngày một gia tăng. Các loại thuốc điều trị viêm xoang có bán trên thị trường hiện nay chủ yếu là thuốc ở dạng xịt, hầu hết chúng chỉ có tác dụng nhất thời, hiếm có loại thuốc có tác dụng điều trị dứt điểm được căn bệnh khó chịu này.

Thật không ngờ bên cạnh nhà ta lại có một cây thuốc nam rất đỗi quen thuộc có công dụng điều trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả đó chính là cây hoa cứt lợn.

Việc sử dụng cây cứt lợn để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng đã được dân gian sử dụng cách đây hàng trăm năm.
Cây hoa cứt lợn, cỏ hôi
Đến năm 1965 dược sĩ Điều Ngọc Thực ở Phú Thọ đã tiến hành sử dụng cây cứt lợn làm thuốc điều trị viêm xoang, áp dụng trên bản thân và một số bệnh nhân cho kết quả điều trị bệnh rất khả quan.

Cây hoa cứt lợn


Tên khoa học: Ageratum conyzoides L, thuộc họ cúc.

Khu vực phân bố


Cây cứt lợn mọc hoang ở khắp nơi trên cả nước, nếu để ý bạn sẽ thấy dọc các ven đường mọc đầy cây hoa cứt lợn.

Bộ phận dùng


Toàn bộ cây gồm: Lá, thân, rễ đều được sử dụng làm thuốc, có thể dùng dưới dạng cây tươi hoặc cây khô đều được. Nếu dùng để điều trị bệnh viêm xoang ta thường dùng ở dạng cây tươi.


Thành phần hóa học


Thành phần chính trong cây cứt lợn là tinh dầu chiếm khoảng 2%, ngoài ra các nhà khoa học Việt Nam còn tìm thấy trong cây có chứa ancaloit và saponin. Chú ý phân biệt cây cứt lợn với cây cỏ lào và cây ngũ sắc

Công dụng của cây cứt lợn


Trong dân gian đã sử dụng cây cứt lợn để làm thuốc điều trị bệnh viêm xoang rất hiệu quả. Dưới đây là những công dụng chính của cây thuốc này:

Tác dụng điều trị bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng
Tác dụng điều trị chứng rong huyết ở phụ nữ sau sinh
Tác dụng điều trị gầu, giúp tóc suôn mượt
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân mắc viêm xoang ở thời kỳ đầu
Phụ nữ sau khi sinh bị rong kinh

Cách dùng, liều dùng


Cách điều trị bệnh viêm xoang: lấy lá cây cứt lợn tươi 100 g rửa sạch, giã nát lấy nước thấm vào bông gòng, nhét vào lỗ mũi. Để trong thời gian khoảng 20 đến 30 phút.

Đối với những bệnh nhân mắc viêm xoang mãn tính các bạn nên dùng thêm bài thuốc từ cây hoa kim ngân sắc uống để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh.

Cách điều trị chứng rong kinh ở phụ nữ sau sinh: Lấy 50gam cây tươi giã nát vắt lấy nước uống hàng ngày, hoặc lấy 20 gam cây khô đun nước uống trong ngày.
Hoa cứt lợn, cây cỏ hôi

Lưu ý khi sử dụng


Cây cứt lợn có tên gọi gần giống với cây ngũ sắc, cây cỏ lào bởi vậy nhiều người nhất dễ nhận dạng cây cứt lợn với cây cỏ ngũ sắc và cây cỏ lào.

Bài thuốc chữa viêm xoang từ cây hoa cứt lợn


Cách dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm xoang: Chọn cây tươi về ngâm rửa sạch rồi để ráo, giã nát, vắt lấy nước tẩm vào bông. Dùng bông này nhét vào lỗ mũi bên đau khoảng 15-20 phút. Rút bông ra để dịch mủ từ trong xoang và mũi giải phóng ra ngoài rồi xì nhẹ nhàng. Tránh xì mũi mạnh vì lúc đó, mủ từ trong mũi xoang có thể đi qua đường nối thông giữa mũi và tai (gọi là vòi nhĩ) gây viêm tai giữa cấp.

Dùng cây hoa cứt lợn chữa viêm mũi, kể cả cho trẻ em: Mua cây cứt lợn hoa mầu tím, rửa sạch, ngâm nước muối 1 lúc rồi vớt ra. Lấy một nhúm hoa, giã nát vắt lấy nước cho vào lọ thuốc nhỏ mũi, bảo quản trong tủ lạnh. Lấy nước này nhỏ vào mũi ngày 4,5 lần. Nhỏ càng nhiều càng tốt vì nhỏ nhiều thuốc ngấm vào vết thương tốt hơn.

Người bị viêm mũi mức độ tổn thương ít hơn nên nhỏ nước hoa cứt lợn không bị xót kinh khủng như người bị viêm xoang. Vì thế, có thể dùng thuốc này trị viêm xoang cho trẻ em. Trước khi dùng, cha mẹ nên nhỏ thử cho mình và thử trước độ chịu đựng của bé xem bé có chịu được cái xót do thuốc gây ra không nhé!

Nguồn: soha/caythuoc

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá