Thứ Ba, 23 tháng 1, 2018

Cây mật gấu chữa bệnh gì?

Cây mật gấu làm thuốc rất phổ biến. Thực chất đây là cây Lá đắng (khi nhai lá có cảm giác đắng nhưng sau đó lại có vị ngọt trong miệng) ở dạng ăn như rau hoặc nấu nước uống. Cây lá đắng (bitter leaf) có tên khoa học là: Vernonia amygdalina Del. hoặc Gymnanthemum amygdalinum thuộc họ Cúc (Asteraceae). Cây này được sử dụng từ rất lâu trong y học dân gian ở một số nước Châu Phi (Nigeria, Cameroon, Zimbawe) và Châu Á trong đó hiện phổ biến ở các Nước Đông Nam Á. Ở Việt Nam, cây mật gấu mọc hoang rất nhiều, được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi cao mát như Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Lâm Đồng…


Tại Tp. HCM, người dân quen gọi cây Lá đắng với các tên: cây Mật gấu, cây Cơm kìa, cây Kim thất tai. Nhưng thực tế, 3 cây kể trên là tên của ba loại cây rất khác nhau về thực vật, thành phần hoá học cũng như tác dụng trị bệnh.
Cây mật gấu chữa bệnh gì?
Trong bài viết này chỉ giới thiệu cây Mật gấu - Lá đắng (vì hiện được trồng phổ biến và nhiều người sử dụng) về kết quả của các nghiên cứu từ nước ngoài về thành phần hoá học, tác dụng, cách dùng trong trị bệnh cũng như những lưu ý khi sử dụng trong hỗ trợ chữa trị một số bệnh thường gặp.

Thành phần hoá học:


Vị đắng của lá do những chất alkaloids, saponin, tannin, glycoside. Cây chứa các hợp chất có tác dụng sinh học khác như: terpene, steroid, coumarin, flavonoid, acid phenolic, lignan, xanthone, anthraquinone, edotide and sesquiterpene (có tác dụng kháng ung thư). Ngoài ra lá còn chứa các chất khoáng: magnesium, chromium, manganese, selenium, sắt, đồng, kẽm, Vitamin A, E, C, B1,B2. protein thô, chất xơ, chất béo, tro, carbohydrate, các acid amin quan trọng: Leucine, Isoleucine, Lysine, Methionine, Phenyl alanine, Threonine, Valine, Histidine, Tyrosine.

Tác dụng dược học:


Những hợp chất trong Lá đắng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh do quá trình viêm mạn tính, lão hoá, bệnh nhiễm giun sán, động vật nguyên sinh (protozoan) và vi khuẩn.
Theo công bố trên Quyển Y – Sinh học thực nghiệm tháng 2 năm 2004 (Experimental Biology and Medicine of February 2004 Edition) cho thấy lá Đắng có tác dụng hạ thấp tỉ lệ nguy cơ bị ung thư vú.

Lá Đắng dùng nấu dạng canh rau hay xay nhuyễn lấy nước uống như dạng nước bổ dưỡng trong nhiều dạng bệnh lý khác nhau. Nhiều thầy thuốc ở Châu Phi khuyên người dân dùng trị bệnh đường tiêu hoá, đái tháo đường, chán ăn, kiết lỵ và các chứng rối loạn tiêu hoá.

Các Polyphenol có tính kháng viêm và anti – oxidant, thải độc, bảo vệ thận, gan, hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da. Giảm đường huyết, bao vệ tim mạch do giúp ổn định lipid máu.

Độc tính:


Sau 6 tuần cho động vật uống dịch chiết lá Đắng với nước, cho thấy không có sự khác biệt giữa động vật được uống và không uống nước lá Đắng về:

Mô học của tim, gan, thận và ruột khi sinh thiết,

Trọng lượng cơ thể,

Số lượng tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Kết quả này cho thấy dịch chiết lá cây Lá Đắng chưa ghi nhận độc tính trên thực nghiệm, ngay cả khi uống kéo dài.

Cây lá đắng dùng trị bệnh gì?


4.1. Dựa trên tác dụng dược học và kinh nghiệm sử dụng trong y học dân gian của các nước. Cây Lá đắng hiện được sử dụng như một chất chống oxy hoá, hỗ trợ điều trị một số loại mạn tính như sau:

Đái tháo đường type 2,

Rối loạn lipid máu,

Tăng huyết áp,

Một số bệnh đường tiêu hoá: viêm đại tràng, rối loạn tiêu hoá…

4.2. Các nhà nghiên cứu cho biết y học dân gian ở nhiều quốc gia đã dùng cây Lá đắng chữa bệnh:

Ấn Độ: dùng lá chữa tiểu đường, dùng cành, rễ hỗ trợ điều trị HIV, hạ sốt, giảm ho, phát ban, cảm cúm, viêm vú.

Congo: dùng lá và vỏ rễ chữa kiết lỵ, viêm dạ dày, ruột, sốt rét, viêm gan, nhiễm giun.

Nam Phi: dùng rễ chữa sán máng (huyết hấp trùng), hiếm muộn, rối loạn kinh nguyệt.

Ở khu vực Tây Phi: dùng lá làm trà lợi tiểu, chữa táo bón, nhiễm trùng da, đái đường, bệnh chuyển hóa liên quan đến gan…

Lời khuyên:


Qua quan sát bước đầu ghi nhận nhiều người bệnh bị Tăng huyết áp, Đái tháo đường, rối loạn tiêu hoá,…có sử dụng kèm nấu nước Lá Đắng nhận thấy ổn định đường huyết lúc đói (kết hợp ăn kiêng, sử dụng thuốc hạ đường liều thấp), ổn định chỉ số đo huyết áp, đặc biệt ổn định tình trạng rối loạn đại tiện (tiêu phân nát, đại tiện nhiều lần trong ngày), tăng cảm giác ngon miệng…

Phản ứng ngoại ý: chưa ghi nhận những phản ứng ngoại đáng kể. Tuy nhiên khi sử dụng liều cao (trên 15g) vài người bị táo bón, huyết áp giảm, cảm giác ngọt ở miệng kéo dài.

Mặc dù theo các tài liệu nước ngoài cho thấy Lá Đắng an toàn khi uống. Tuy nhiên, hiện trong nước chưa có công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng như lâm sàng được công bố. Nên rất cần được theo dõi và đánh giá thêm.

Trong quá trình sử dụng cần tuân thủ sự kiểm tra của thầy thuốc cũng như nên định kỳ thực hiện các xét nghiệm đánh giá tình trạng bệnh cũng như chức năng gan, thận…

Sử dụng bắt đầu liều thấp, không ngưng đột ngột các thuốc đang điều trị đặc hiệu (thuốc hạ áp, hạ đường…) và theo dõi các biểu hiện bất thường của cơ thể. Liều khuyên dùng khoảng 10g lá tươi (khoảng 3 – 5 lá) và 5 – 8g lá dạng khô.

Bs Trần Văn Năm – Nguyên Phó viện trưởng, Viện Y Dược Học Dân Tộc

Bài thuốc từ cây mật gấu?


Cây mật gấu là loại thảo dược có tác dụng chống lại sự phát triển của tế bào ung thư và kiểm soát đường huyết, trị bệnh sốt rét, ho… và tăng cường khả năng sinh sản.

Cây mật gấu là thảo mộc còn có tên gọi khác như hoàng liên ô rô, mã hồ, hoàng chấp thảo, cỏ mật gấu, hùng đởm thảo, khê hoàng thảo, sơn hùng đảm, nhị rối vằn, đằng nha sọc, phong huyết thảo…

Ở Việt Nam, cây mật gấu mọc hoang rất nhiều, được tìm thấy ở một số tỉnh vùng núi cao mát như Cao Bằng, Lai Châu, Lào Cai, Bắc Kạn, Lâm Đồng…

Toàn thân cây đều có thể dùng làm thuốc nhưng chủ yếu là dùng lá. Lá mật gấu màu xanh đậm, hình bầu dục, mép lá có khía, người ta thường dùng lá để nấu nước uống hỗ trợ trị đau nhức và hạ đường trong máu và cả chữa ung thư.

Cách chữa ung thư


Theo một số nghiên cứu trên động vật thí nghiệm thì trong cây mật gấu có chứa các chất rabdoserrin A và excisanin A có tác dụng ức chế nhất định đối với sự phát triển của tế bào ung thư, đặc biệt là bệnh ung thư tử cung, trong lá cây mật gấu còn có Alcoloid cũng là một hoạt chất chống ung thư mạnh.
Bà Mai chữa bệnh ung thư với cây mật gấu
Người đã chữa ung thư thành công nhờ cây mật gấu được biết đến đó là Bà Lê Thị Tuyết Mai (SN 1960, sống tại đường Lê Hồng Phong, phường 3, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) bị bướu ác tính hơn 7 năm. Trước đó, bà đi khám ở Bệnh viện Tây Đô (TP. Cần Thơ), bà được phát hiện có cục bướu ở cổ và bác sĩ xác định bà mắc bướu ác tính, nên chuyển bà lên Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng. “Tại đây, các bác sĩ khẳng định chắc nịch tôi bị bướu ác tính, di hạch cổ và có triệu chứng giảm canxin”. Các bác sĩ đã thông báo cho người nhà bà nên chuẩn bị tinh thần. Khi về nhà nghỉ ngơi chờ mổ, bà có tham gia lớp yoga và được thầy ở đó chia sẻ bài thuốc chữa ung thư bằng cây mật gấu.

Cách thực hiện bài thuốc chữa ung thư như sau, bà chia sẻ:


– Tôi hái một nắm lá mật gấu (khoảng 7-9 lá) kết hợp với 1 củ linh chi được thái nhỏ. Tôi rửa sạch chúng sau đó đem đi sắc như mấy loại thuốc Nam khác. Ban đầu tôi dùng 3 lần trước khi ăn. Sau đó tôi nấu loãng hơn để trong tủ lạnh dùng thay nước lọc.

Bà Tuyết Mai đã chữa khỏi ung thư nhờ bài thuốc thần kỳ


– Khoảng 2 tháng là tôi thấy rất ổn, nếu nói chính xác thì 1 tháng rưỡi. Lúc mới uống thuốc này vào, tôi thấy cơ thể mình rất thoải mái. Nhất là chỗ cổ họng và cục bướu. Thuốc vào làm cổ thông thoáng không còn khàn tiếng hay khó thở nữa. Ngoài việc uống thuốc bà còn tập yoga và không hề dùng thuốc tây. Đến nay, bà đã khỏi hẳn căn bệnh ung thư quái ác trước sự ngạc nhiên của bác sĩ. Đến nay bà vẫn giữ thói quen uống loại nước thuốc này.

Ngoài công dụng chữa ung thư, cây mật gấu còn có rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác như:

Chống sốt rét


Chất đắng trong lá mật gấu có thể thay thế cho quinine, giúp nhuận trường và chữa táo bón. Lá mật gấu còn giúp hạ sốt và điều trị cảm lạnh tích cực nhờ các hợp chất xanthones, acid phenolic trong lá. Chỉ cần nhai một lá trước khi đi ngủ vào ban đêm và sáng sớm là sẽ thấy giảm các triệu chứng ho.

Tăng cường khả năng sinh sản


Uống nước lá cây mật gấu đắng giúp kích thích khả năng sinh sản ở phụ nữ khó sinh. Các lá có chứa nhiều carotene, giúp cân bằng quá trình tổng hợp các hormone sinh dục nữ và duy trì nồng độ estrogen do vậy giúp phụ nữ khỏe mạnh và kéo dài tuổi xuân.

Nguồn: pasgo/bstranvannam.blogspot.com

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá