Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2018

Một số kiến thức sử dụng Đông dược!

Thể theo yêu cầu của bà HDiệu, tôi viết bài này để khái quát về một số kiến thức sử dụng Đông dược, để mọi người có thể vào tham khảo và tìm hiều, ứng dụng trong việc xử dụng thuốc của mình.

Vì bài viết chỉ có tính chất cung cấp thông tin thiết yếu cho người muốn tìm hiều, không thuộc phạm vi đi sâu vào chuyên môn, nên tôi chỉ đưa ra những thông tin cần thiết, đủ cho người không có chuyên môn có thể đọc, hiểu, và ứng dụng được.

Do không có thời gian, nên sau khi viết xong, tôi đăng bài luôn mà chưa chỉnh sửa, nếu có gì thiếu sót, mong quý vị bỏ qua và góp ý.

ĐÔNG DƯỢC GIẢN YẾU


A. BÀO CHẾ


Trong đông dược, trước khi sử dụng, hoặc bào chế thành thành phẩm, thường phải trải qua quá trình các các công đoạn xử lý, còn gọi là bào chế (nguyên văn là bào chích( 炮炙)). Trong đó, bào chế chủ yếu là dùng hỏa để gia công xử lý dược tài. Do Đông dược đa số là thuốc sống, có lẫn nhiều đất bùn, và các tạp chất, mùi vị khác nhau, hoặc có độc tính, hoặc ẩm thấp không tiện cho việc tàng trữ. Trải qua một quá trình xử lý bào chế nhất định, có thể đạt đến một mức độ khiến cho thuốc có được độ thuần khiết, mùi vị thơm, hạ thấp độc tính, làm cho thuốc khô ráo, mà không làm mất đi, hoặc giảm đi dược tính.
Một số kiến thức sử dụng Đông dược!
Ngoài ra, bào chế còn khiến cho dược liệu tăng cường hiệu quả điều trị, thay đổi tính năng dược vật, để tiện cho việc điều chế các loại thuốc thành phẩm. Thông thường, bào chế Đông dược gồm có 5 hình thức bào chế là Tu chế (cắt dọn cho thuốc gọn gàng), thủy chế (chế nước), Hỏa chế (chế với lửa), Thủy Hỏa cộng chế (thùy hỏa cùng chế), các phương pháp chế khác.

I. Tu chế (修制 Sơ chế): 


Đây là phương pháp tiến hành xử lý sơ chế làm sạch, cắt nhỏ, nghiền vụn thuốc. Các biện pháp làm sạch thường dùng phương pháp thủ công, hoặc máy móc để lượm lặt tạp chất, sàng sẩy, bót chải, cạo vỏ, loại bỏ bùn đất tạp chất, và các bộ phận không có tác dụng làm thuốc, nhằm mục đích làm sạch dược liệu.

II. Thủy chế: 


Là phương pháp dùng nước hoặc các loại chất lỏng khác để xử lý dược liệu. Các phương pháp thường dùng là rửa, tẩm ngâm, ủ mềm, mục đích là để làm sạch thuốc, làm mềm, và điều chỉnh lại dược tính.

Các phương pháp:

1. Tẩm rượu: dùng rượu mạnh phun đều lên thuốc, dùng bao tải ủ 2-3 giờ, sau đó chế tiếp theo yêu cầu.

2. Tẩm muối: dùng nước muối pha loãng 20% để phun lên thuốc, sau đó dùng bao tải đậy lên, ủ khoảng 2-3 giờ thì sao vàng rồi dùng.

3. Tẩm Giấm: cũng làm như cách trên.

4. Tẩm đồng tiện: Ngâm với nước tiểu, không pha nước. Ngâm từ 12-24 tiếng rồi sao vàng.

5. Tẩm gừng: pha nước cốt gừng với nước theo tỷ lệ từ 50-150g Gừng tươi/1kg dược liệu. Ngâm 2-3 giờ rồi sao vàng.

6. Tẩm mật: Pha tỷ lệ mật ong với nước cho vừa loãng, ngâm thuốc từ 12 - 24 giờ rồi sao vàng.

7. Tẩm nước gạo: dùng nước vo gạo, ngâm thuốc qua đêm rồi sao vàng.

8. Tẩm cam thảo: như tẩm mật.

9. Tẩm đỗ đen: theo tỷ lệ 100gr đỗ đen thì nấu với 1 lít nước. Đun sôi một giờ, gạn lấy nước, ngâm ngập mặt thuốc. Ngâm qua đêm, rồi sao vàng.

10. Tẩm hoàng thổ: lấy đất lòng bếp (nếu không có thì đến chỗ thờ rèn mà lấy. Nếu không có thì dùng đất sét, sao nóng, tẩm nước rồi lại sao. Làm nhiều lần như vậy cho đến khi đất sét ngã màu thì cất mà dùng dần), cho vào nước với tỷ lệ 100gr đất với 1 lít nước. Đun sôi, khuấy liên tục. Sau đó để lắng đất xuống, lấy nước trong của nó, ngâm ngập thuốc. Ngâm qua đêm rồi sao vàng.

11. Tẩm sữa: dùng sữa bò tươi không đường, pha thêm nước vào theo tỷ lệ 50% (ngày xưa thì ngâm với sữa mẹ con so), ngâm ngập thuốc, ngâm từ 4 ¿ 8 tiếng rồi sao vàng.

12. Thủy phi: dùng thuốc nghiền mịn, pha với nước, khuấy liên tục, vớt bỏ tạp chất. Sau đó lắc nhẹ như vo gạo, gạn nước trên qua một cái chậu khác, cho đến khi còn cặn đục thì bỏ đi. Chờ đến khi nước gạn lắn xuống thì bỏ nước, lấy cặn tinh phơi khô mà dùng.

13. Thủy bào: bỏ thuốc vào nồi, đổ nước ngập, nấu sôi chừng 1 tiếng thì bắc xuống, sau đó để nước còn ấm thì đảo liên tục. Khi còn hơi ấm thì lại bắc lên đun sôi. Làm như vậy vài dạo là được.

14. Chích: Dùng mật pha loãng với nước, cho dùng dich vào bình xịt, vừa phun vừa sao cho đến khi thuốc thơm là được.

15. Đốt: Dùng lửa cồn đốt bên ngoài các vị thuốc để khử tạp chất, lông bên ngoài.

16. Lùi: Dùng giấy bản thấm nước, bọc nhiều lớp bên ngoài dược liệu, sau đó lùi vào trong tro bếp đang nóng cho đến khi thuốc chín là được. Hiện nay thường dùng giấy vệ sinh thấm nước, bọc kỹ bên ngoài thuốc rồi để lên bếp ga mà nướng, cho đến khi giấy cháy là được.

17. Nung: Dùng nhiệt độ cao để nung các vị thuốc thuộc khoáng chất, hoặc họ giáp xác.

18. Sắc: Cho thuốc vào siêu thuốc, sắc theo yêu cầu và hướng dẫn của thầy thuốc.

19. Hãm: Thường dùng dưới dạng thuốc uống dưới hình thức trà. Cách pha cũng giống như trà. Lần đầu, chế vào một ít nước sôi, khoảng 2 phút sau thì chế nước đầu ra cốc khác. Tiếp đó đổ nước sôi vào cho ngập, 5 phút sau lại rót nước nhất vào tách thuốc nước nhì (để nguyên thuốc) mà uống dần.

20. Đồ: giống như đồ sôi. Tùy theo yêu cầu của mỗi vị mà người chế thuốc sẽ đồ mỗi cách khác nhau.

21. Chưng: Nấu cách thủy thuốc, dùng hơi nóng của dung dịch nấu thuốc làm chín thuốc.

22. Xông: Dùng Lưu huỳnh xông thuốc để bảo vệ thuốc khỏi bị mối mọt ăn.

II. Hỏa chế: 


Là phương pháp dùng lửa, hoặc sức nóng của lửa, để xử lý thuốc. Các phương pháp thường dùng là: sao, chích, nung, lùi.

Sao: Sao là phương pháp dùng nhiệt độ làm cho dược liệu đã qua sơ chế được thay đổi theo mục đích xử dụng của phương thang, và thầy thuốc.

Dụng cụ: chảo gang, hoặc nồi đất, đũa dài đủ chắc, xẻng con để đảo thuốc.

Phương pháp sao:

1. Sao vàng ngoài: cho lửa to, sao nhanh để vị thuốc vàng xém bên ngoài, bên trong vẫn còn sống.
Sao chín: sao lúc đầu lửa nhỏ, đến khi nghe mùi thuốc thờm thì cho to lửa lên, khi thấy thuốc vàng xém cạnh thì cho thuốc xuống là vừa.

2. Sao cháy đen: sao thuốc cho đến khi thấy có mùi thơm thì cho lửa to bất ngờ, khi thấy bên ngoài cháy đen, bên trong vàng là được. (Theo yêu cầu xử dụng, cũng có một số vị sao cháy gần thành than. Còn gọi là sao tồn tính).

3. Sao khử thổ: Sao thuốc cho đến khi thấy thơm thì đồ xuống nền đã được quét sạch (hoặc lót dấy báo), dùng bao tải, hoặc chăn phủ lên trên cho đến khi thuốc còn hơi ấm thì đem cất dùng.
Sao cát: dùng có các vị thuốc cần phải sao phồng. Dùng cát mịn, đã được rửa sạch sao nóng, rây sạch bụi, để sao với thuốc.

4. Sao với bột hoạt thạch: dùng để sao các vị thuốc khỏi dính với nhau.
Xao với cám: để sao với các vị nhiều tinh dầu, và cũng là giúp dẫn thuốc vào tỳ vị.

IV. Thủy hỏa cộng chế: 


Là phương pháp vừa dùng hỏa, vừa dùng thủy, để bào chế dược liệu. Các phương pháp thường dùng là chưng, nấu, trụng.

V. Các phương pháp khác: 


Gồm các phương pháp như phơi sương, phi với nước, ủ cho lên men. Mục đích để thay đổi dược tính vốn có, tạo thêm một tác dụng mới, giảm bớt đi độc tính của thuốc.

B) THUỐC VÀ CẤM KỴ


1. Thuốc kỵ thai:


Ba đậu, ban miêu, Khiên ngưu, Đại kích, Cam toại, Nguyên hoa, Thương lục, Xạ hương, Thủy điệt, Manh trùng, Phan tả diệp, Lê lô, Náo dương hoa, Can tất, Thiềm tô, Ngô công, Thủy ngân, Tỳ sương, Mộc miết tử, Sinh xuyên ô, Sinh thảo ô, Sinh phụ tử, Hùng hoàng, Khinh phấn, Lưu hoàng.

2. Cẩn thận dùng khi có thai: 


Chế phụ tử, Quán chúng, Đào nhân, Hồng hoa, Đại hoàng, Chỉ thực, Can khương, Nhục quế, Ích mẫu thảo. Bán hạ, Thường sơn, Thiên nạ tinh.

C) CÂN LƯỢNG TRONG ĐÔNG DƯỢC


1 cân = 16 lạng; 1 lạng = 10 tiền (thói quen thường gọi ¿tiền¿ là ¿chỉ¿); 1 tiền = 10 phân; 1 phân = 10 li. 1 cân = 500gr; 1 lạng = 31.25gr; 1 tiền = 3.125gr; 1 phân = 0.3125gr.

D) ĂN UỐNG KIÊNG CỮ KHI DÙNG ĐÔNG DƯỢC


Kiêng cữ ăng uống trong khi uống thuốc, là một đặc điểm của Đông y. Mục đích của kiêng cữ là để phát huy và tránh mất tác dụng thuốc. Vì đông dược được dùng dưới dạng thực phẩm, nên nó rất dễ bị các loại thực phẩm hàng ngày phá hỏng đi công năng và công thức của nó, vì vậy xưa nay các thầy thuốc trên lâm sàng luôn đặc biệt xem trọng điều này. Ngoài việc kiêng cữ các đồ ăn cay, ngọt nước, béo, tanh, nồng, cùng với các loại chất kích thích ra, người bệnh còn cần phải để ý những điều sau:
Một số kiến thức sử dụng Đông dược!
1) Tránh ăn các loại đậu, thịt, đồ sống lạnh, cùng với các đồ ăn khó tiêu hóa, để tránh mệt mỏi tràng vị của người bệnh ảnh hưởng đến sự khôi phục của bệnh tật. Người bệnh tỳ vị hư, càng tránh ăn những thực phẩm trên. Người bệnh nhiệt, thì cần tránh dùng rượu, đồ ăn cay, cá, thịt. Vì rượu và đồ cay nồng có tính nhiệt; cá và thịt là đồ ăn nê trệ, dễ sinh nhiệt, sinh đàm, sau khi ăn vào dễ giúp cho bệnh tà phát triển, khiến cho bệnh tật thêm phần trầm trọng. Uống thuốc giải biểu, thấu chẩn (trị ngứa do cảm tà), thì nên kiêng ăn đồ sống lạnh, chua. Vì đồ ăn sống lạnh, chua, đều có tác dụng thâu liễm, sẽ làm mất đi công năng thấu tà giải biểu của thuốc. Uống thuốc ấm, bổ, thì không nên uống trà, vì trà tính mát, có thể giáng đi công năng ôn bổ tỳ vị. Khi uống thuốc trấn kinh an thần, trị mất ngủ, thì trước và sau khi uống thuốc, không nên uống trà, lại càng không nên uống trà với thuốc.

2) Dùng thuốc thanh nhiệt lương huyết, và các thuốc tư âm, thì không nên ăn đồ cay. Biện chứng Đông y cho rằng, người bệnh nhiệt (có các biểu hiện như tiện táo, bí đại tiện, tiểu ít, miệng khô, môi khô, hầu họng đỏ đau, lưỡi khô đỏ, rêu sáng xanh), nếu ăn cay vào thì sẽ khiến cho nhiệt thêm mạnh, từ đó tự nó sẽ kháng lại tác dụng của các loại thuốc thanh nhiệt lương huyết (như Thạch cao, Kim ngân hoa, Liên kiều, Sơn chi tử, Sinh địa, Đơn bì), và các loại thuốc tư âm (như Thạch hộc, Sa sâm, Mạch môn, Tri mẫu, Huyền sâm).

3) Uống các loại thuốc như Cam thảo, Thương nhĩ tử, Ô mai, Cát cánh, Hoàng liên, Ngô thù du, thì kiêng ăn thịt lợn; Uống các loại như Địa hoàng, Hà thủ ô, thì nên kiêng ăn hành, tỏi, la bạc tử; Uống các loại như Đan sâm, Phục linh, thì không nên ăn Giấm; uống các loại như Thường truật, Bạch truật, thì kỵ các loại như Đào, mận; uống các loại nhưn Thổ phục linh, Sử quân tử, thì kỵ uống trà; uống các loại như Kinh giớ thì kỵ ăn nghêu, sò, ba ba, cùng đồ ăn hải sản; uống Hậu phác, thì kỵ các loại đậu; uống Nhân sâm, Đảng sâm, thì không ăn củ cải, vì củ cải có tác dụng tiêu thực, hóa đàm, thông khí, mà Nhân sâm, Đảng sâm là loại tư bổ, như vậy một tiêu một bổ, thì tác dụng sẽ mất ngay.

4) Nếu miệng đắng họng khô, phiền táo không yên, đại tiện bí kết, huyết áp tăng cao, tinh thần suy nhược không yên, nhịp tim nhanh, hay chứng rối loạn chức năng tuyến giáp trạng, thì đa số nên kiêng cử dùng Gừng tươi, tỏi, hẹ, hành, thịt dê, hồ tiêu, cùng các loại nhiều chất béo, đồ thơm ráo, cay; Nếu Tỳ Vị hư hàn, chân tay mát lạnh, đại tiện lỏng nhão, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, thì nên kiêng ăn dưa hấu, Bí đao, Củ cải, Đậu xanh, quả Lê, Mía; Miệng lưỡi lở loét, thì, nổi mụn, thì nên tránh ăn măng, mầm đậu, mướp, hẹ, cà chua, nghêu sò, ba ba, ốc, thịt trai.

Ngày xưa, cổ nhân sau khi uống thuốc xong thì thường ăn luôn cả xác thuốc, vì vậy, cho đến bây giờ, người Trung Quốc vẫn còn có thói quen gọi uống thuốc là "ăn Thuốc". Chính vì vậy, vấn đề ăn uống hằng ngày ảnh hưởng rất lớn đến "ăn thuốc", người bệnh cần lưu ý và chấp hành nghiêm nghặt mọi yêu cầu trong ăn uống và uống thuốc thì việc điều trị mới đạt kết quả tốt được.

Trần Quang Thống/yhoccotruyen

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá