Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2018

Những cây thuốc chữa đau dạ dày!

Cây thuốc chữa đau dạ dày đã được cha ông ta sử dụng trong hàng ngàn năm qua. Khi khoa học còn chưa phát triển 100% bệnh đau dạ dày để sử dụng các cây thảo dược để hỗ trợ. Nếu quý vị có hứng thú với những cây thảo dược chữa đau dạ dày này, mời quý vị theo dõi bài chia sẻ về top 6 cây thuốc chữa đau dạ dày bên dưới.

1. Cây ba bét hoa nhiều chữa đau dạ dày, ỉa chảy


Ba bét hoa nhiều, Bạch đàn – Mallotus floribundus (Blune) Muell. Arg. (M.annamiticus O. Ktze), thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Mô tả: Cây nhỡ, nhánh non không lông. Lá mọc so le hay mọc đối, phiến lá hình lọng dài 5-9cm, không lông, mặt dưới có tuyến vàng, gân từ gốc 5-7; cuống dài. Cụm hoa chùm; hoa đực có 3 lá đài, khoảng 25 nhị; hoa cái có 2 lá đài, bầu có 3 vòi nhuỵ. Quả nang tròn, to 12mm.
Quả tháng 8-9.

Bộ phận dùng: Lá – Folium Malloti.

Xem thêm: Bệnh nhân sử dụng Liquid Nano Curcumin đã khoẻ trở lại!
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở các đồi cây bụi rìa rừng nhiều nơi từ Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam- Ðã Nẵng, Khánh Hoà cho tới Kiên Giang (đảo Phú Quốc).

Thành phần hoá học: Hạt chứa dầu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá dùng nấu uống như trà. Rễ sắc uống trị sốt sau khi sinh và dùng trị đau dạ dày và ỉa chảy.

2. Bạch cập chữa chảy máu dạ dày


Bạch cập – Bletilla striata (Thunb) Reichb L, thuộc họ Lan – Orchidaceae.

Mô tả: Cây thảo nhiều năm mọc đứng cao 20-30cm. Hành giả hình củ, xếp thành chuỗi nằm ngang màu trắng ngà có những đường vòng màu nâu nhỏ do các vết tích của lá cũ và những mầm thân non đang phát triển. Mỗi nhánh mang 4-5 lá hình mác, có những nếp nhăn dọc, xếp ôm nhau ở góc không có cuống. Hoa 3-8 cái màu hồng tím khá to, mọc thành chùm ở ngọn; cánh môi màu tím đậm mang 5-7 mào uốn lượn. Quả nang hình thoi 6 cạnh.
Mùa hoa tháng 3-5; quả tháng 7-9.

Bộ phận dùng: Thân rễ – Rhizoma Bletilae, thường gọi là Bạch cập.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc trên đất rừng, đất đồi, rừng thứ sinh, vùng núi Tây Bắc, Lào Cai, Hà Giang, Vĩnh Phú, Lạng Sơn. Cũng thường được trồng làm cảnh, trồng bằng thân rễ. Củ thu hái vào tháng 8-9, phơi khô, thường có màu trắng vàng, dỏng nhu con ốc dẹt trong có nhiều chất dính. Khi dùng rửa sạch, sấy qua nhỏ lửa.

Thành phần hoá học: Củ chứa keo và tinh dầu.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, ngọt, chát, tính hơi hàn, có tác dụng bổ phổi, cầm máu và làm tan máu ứ, hàn gắn vết thương chảy máu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Loại thuốc dùng để cầm máu, trị thổ huyết, khạc ra máu, chảy máu cam. Dùng ngoài đắp, bôi mụn nhọt, sinh cơ khỏi đau; cũng dùng đắp vết thương chém chặt. Bột của nó trộn dầu chữa bỏng, chân tay tê bì cũng có công hiệu tốt. Dân gian và các thầy thuốc cho rằng uống lâu có thể nhuận phế, chữa lao phổi, nhưng vị đắng nên cần cho thêm nhiều đường phèn uống mới tốt. Người ta dùng Bạch cập phối hợp với Rimifon có hiệu quả rất tốt; trị ho gà cũng có kết quả. Ngày dùng 6-12g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài hoà bột với nước đắp hoặc hoà bột với nước uống.

Ðơn thuốc:


1. Chữa phổi kết hạch, ho, khạc ra máu hay lao hang; Bạch cập tán nhỏ uống mỗi lần 12g, liều dùng không hạn chế.

2. Chữa thổ huyết và chảy máu dạ dày Bạch cập 2 phần, Tam thất 1 phần, tán nhỏ uống với nước cơm, mỗi lần 4-8 g, liều dùng tuỳ nghi.

3. Chữa vết thương đứt chém: Bạch cập hai phần, vôi một phần, bồ hóng một phần tán nhỏ rắc vào.

4. Chữa ung nhọt sưng đau: Bạch cập tán nhỏ quấy với nước đặt trên giấy đắp vào.

3. Bạch đầu nhỏ chữa đau dạ dày cấp


Bạch đầu nhỏ, Cúc bạc đầu – Vernonia patula (Dryand.) Merr,. thuộc họ Cúc – Asteraceae.

Mô tả: Cây thảo sống hằng năm, cao 50-70cm, phần nhánh từ khoảng giữa. Lá hình bánh bò hay hình thoi, thon hẹp dần thành cuống; mép có răng lượn sóng, mặt trên ít lông, mắt dưới đầy lông mềm màu trắng bạc, dài 2,5-5cm, rộng 1-1,5cm. Ngù hoa có lá gồm nhiều cụm hoa đầu, màu tim tím, hình cầu, đường kính 6-8mm, bao chung có lông. Quả bế 4-5 góc, không có khía, nhẵn, có tuyến, dài khoảng 1,5mm, mào lông dài 4-5mm, màu trắng, mau rụng. Mùa hoa quả tháng 11-5.
Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Vernoniae.

Nơi sống và thu hái: Loài phân bố khắp Ðông Dương và vùng Viễn Ðông. Ở nước ta, thường gặp mọc hoang ở bờ ruộng, đồng bằng. Có thể thu hái toàn cây quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Bạch đầu nhỏ có vị đắng, ngọt, tính mát; có tác dụng bổ, hạ nhiệt, làm ra mồ hôi, tán hàn, làm se, cầm ỉa chảy.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chồi non có thể dùng luộc làm rau ăn.

Thường dùng trị:

1. Viêm ruột – dạ dày cấp, ỉa chảy;

2. Phong nhiệt, cảm mạo, nhức đầu, sốt và rét;

3. Rong huyết. Có khi được dùng làm thuốc bổ, dùng cho phụ nữ sinh đẻ uống trừ hậu sản, thường dùng dưới dạng thuốc sắc hay thuốc hãm uống. Dùng ngoài giã đắp dùng trị mụn nhọt.

Ðơn thuốc: Rong kinh: Lá Bạch đầu nhỏ, lá Bạc thau, lá Ngải cứu mỗi thứ một nhúm tay, giã nát lọc nước uống.

4. Bách hợp chữa đau dạ dày mãn tính


Bách hợp hay Tỏi rừng – Lilium brownii F.E Brown var colchesteri Wilson, thuộc họ Hoa loa kèn – Liliaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 0,5-1m, sống nhiều năm. Thân hành to màu trắng đục có khi phớt hồng, gần hình cầu, vẩy nhẵn và dễ gẫy. Lá mọc so le, hình mắc thuôn, mép nguyên, dài 2-15cm, rộng 0,5-3,5cm. Cụm hoa mọc ở đầu cành, gồm 2-6 hoa to, hình loa kèn, dài 14-16cm, với 6 cánh hoa màu trắng hay hơi hồng. Quả nang 5-6cm có 3 ngăn, chứa nhiều hạt nhỏ hình trái xoan.
Bộ phận dùng: Thân hành – Bulbus Lilii. Thân hành do nhiều vẩy kết lại, xếp lợp lên nhau (nên Ðông y dùng nó với tên là Bách hợp.

Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các trảng cỏ và bờ mương rẫy vùng núi (Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang…) cũng có nơi trồng để lấy thân hành ăn. Trồng bằng giò như trồng hành, Tỏi. Sau một năm thu hoạch thường người ta ngắt hết hoa để cho củ to. Thu hoạch củ vào cuối mùa hè, đầu thu, khi cây bắt đầu khô héo. Ðào về rửa sạch, tách riêng từng vẩy, nhúng nước sôi 5-10 phút cho vừa chín tái, rồi đem phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Thân hành chứa glucid 30%, protid 4%, lipid 0,1%, vitamin C và colchicein. Tính vị, tác dụng: Bách hợp có vị đắng tính hàn, có tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, trừ ho, dưỡng tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi tiểu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Chữa lao phổi, ho khan hoặc ho có đờm quánh, ho ra máu, viêm phế quản, sốt, thần kinh suy nhược. Còn dùng chữa tim đập mạnh, phù thũng.

Cách dùng:


Ngày dùng 8-20g dạng thuốc sắc hoặc bột. Khi chữa ho, đau ngực, lao phổi, ho ra máu, thường dùng tươi giã nát, ép nước uống.

Ðơn thuốc: 1. Chữa ho lâu, phổi yếu, tâm thần suy nhược, lo âu, hồi hộp, buồn bực, ít ngủ; dùng Bách hợp. Mạch môn, Sinh địa, đều 20g. Tâm sen sao 5g sắc uống.

2. Chữa triệu chứng đau ngực, thổ huyết: Bách hợp giã tươi, lấy nước uống.

3. Chữa viêm phế quản, Bách hợp 30g, Mạch môn 10g. Bách bộ 8g, Thiên môn đông 10g. Tang bạch bì 12g, ý dĩ nhân 15g, sắc với 1 lít nước, còn 400ml chia ba lần uống trong ngày.

4. Chữa đại tiện ra máu: Hạt Bách hợp tẩm rượu sao, tán nhỏ, uống 6-12g. 5. Chữa đau dạ dày mạn tính, thỉnh thoảng đau bụng: Bách hợp 30g, Ô dược 10g sắc uống.

5. Bí bái chữa đau dạ dày


Bái Bái – Acronychia pedunculata (L.) Miq. (A.laurifolia Blune), thuộc họ Cam – Rutaceae.

Mô tả: Cây gỗ nhỏ thường xanh cao 5-10m. Cành già màu nâu đỏ, vỏ có mùi xoài. Lá mọc đối phiến hình trái xoan thuôn dài 5-15cm, rộng 2,5-6cm, có những điểm tuyến tiết tinh dầu; lá non có lông, lá già nhẵn; cuống dài phù ở hai đầu, cũng thơm mùi xoài. Cụm hoa hình ngù, mọc ở nách lá hay đầu cành. Hoa trắng xanh xanh, thơm, có 4 lá đài, 4 cánh hoa, 6 nhị và bầu 1 ô. Quả hạch hình cầu nạc, có múi, khi chín màu vàng nhạt hay trắng hồng, ngọt, thơm thơm, ăn được; hạt dài, cứng, đen. Ra hoa tháng 4-6; có quả tháng 6-8.
Bộ phận dùng: Rễ, gỗ thân, lá, quả – Radix, Lignum, Folium et Fructus Acronychiae.

Nơi sống và thu hái: Cây của Ðông Dương và Viễn Ðông, thường mọc ở trong rừng thứ sinh, rừng còi, ven rừng và đồi cây bụi vùng trung du và miền núi từ Hoà Bình, Vĩnh Phú, Hà Bắc đến các tỉnh phía Nam. Thu hái các bộ phận của cây quanh năm, thái phiến, phơi khô. Quả thu hái vào mùa thu – đông, đồ với nước nóng rồi phơi.

Thành phần hoá học: Lá chứa 1,25% tinh dầu; còn có alcaloid acronycin. Tính vị, tác dụng: Bí bái có vị ngọt, thơm, hơi cay, tính bình. Vỏ đắng và chát. Rễ, gỗ, lá có tác dụng khư phong hoạt huyết, hành khí giảm đau. Quả kiện tỳ tiêu thực.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá non thường dùng làm rau gia vị.

Các bộ phận của cây được dùng trị:

1. Ðau thấp khớp, đau dạ dày, đau thoát vị;

2. Chán ăn, đầy bụng, khó tiêu;

3. Cảm mạo, ho;

4. Phù lôi. Liều dùng 10-15g, dạng thuốc sắc.

Dùng ngoài chữa ghẻ chốc, mụn nhọt, đòn ngã tổn thương, lấy vỏ thân, lá nấu nước cho đặc để tắm, xát. Nhân dân ta thường dùng lá sắc uống chữa đau dạ dày và các chứng sưng đau. Còn dùng lá sao vàng, nấu nước cho sản phụ uống thay chè giúp ăn ngon cơm và thông huyết ứ. Lại có tác dụng trị phù lỏi. Ở Inđônêxia (Java) vỏ thân được dùng trị lỵ và lợi tiểu. Lá non cũng dùng ăn. Ở Ấn Độ, rễ, chồi và quả dùng chế nước tắm kích thích. Nhựa của rễ cũng được dùng xoa kích thích trong bệnh thấp khớp.

Ðơn thuốc:


1. Chữa phong thấp, gối lưng đau mỏi, bị thương sưng đau: 15-20g rễ hay lõi gỗ Bí bái sắc uống hoặc tán bột uống. Cũng dùng lá tươi đắp chỗ đau.

2. Cảm sốt và ho; 20g lá Bí bái sắc uống.

3. Chữa ăn uống kém tiêu: 15g quả Bí bái sắc uống.

6. Bứa chữa loét dạ dày


Bứa lá tròn dài – Garcinia oblongifolia Champ. ex Benth., thuộc họ Măng cụt – Clusiaceae.

Mô tả: Cây gỗ thường xanh cao 6-7m. Cành non thường vuông, xoè ngang và rủ xuống. Lá hình thuẫn, hơi dài, đuôi nhọn, chóp dài, mép nguyên, nhẵn bóng, có nhiều điểm mờ. Hoa đực mọc thành cụm 3-5 hoa ở nách lá, 4 lá đài và 5 cánh hoa, 20 nhị có chỉ nhị ngắn. Hoa lưỡng tính có lá đài và cánh hoa như ở hoa đực, màu hơi vàng hoặc trắng; bầu 4 (6-10) ô, hình cầu, vòi ngắn. Quả mọng mang đài tồn tại; vỏ quả dày, có khía múi, khi chín màu vàng, phía trong hơi đỏ chứa 6-10 hạt. Mùa hoa quả tháng 3-6.
Bộ phận dùng: Vỏ – Cortex Garciniae. Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh của các tỉnh từ Hà Tuyên, Vĩnh Phú đến Quảng Nam – Đà Nẵng. Cũng thường được trồng lấy lá tươi và quả nấu canh chua. Thu hái vỏ quanh năm, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, thái nhỏ, phơi khô.

Tính vị, tác dụng: Vỏ có tính săn da và hơi đắng, mát, hơi độc, có tác dụng tiêu viêm, hạ nhiệt, làm săn da, hàn vết thương.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá có vị chua thường được dùng thái nhỏ nấu canh chua. Hạt có áo hạt chua, ăn được, cũng dùng nấu canh chua.

Vỏ thường dùng trị:


1. Loét dạ dày, loét tá tràng;

2. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá;

3. Viêm miệng, bệnh cặn răng;

4. Ho ra máu. Dùng ngoài trị bỏng, mụn nhọt, sâu quảng, eczema, dị ứng mẩn ngứa, rút các vết đạn đâm vào thịt. Liều dùng 20-30g dạng thuốc sắc, dùng ngoài giã vỏ tươi đắp. Nhựa bứa dùng trị bỏng.

Đơn thuốc:


1. Viêm dạ dày ruột, kém tiêu hoá: Vỏ cây Bứa sắc đặc cô đặc lấy 50%; hàng ngày uống 30ml.

2. Bỏng: Nhựa Bứa pha dầu làm thành cao lỏng, bôi ngày 1-2 lần.

Nguồn: https://namduocgiatruyen.com/6-cay-thuoc-chua-dau-da-day.html

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá