Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

Cây Thuốc Dòi - Bọ Mắm chữa viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu!

Cây thuốc dòi còn có tên khác là cây Bọ mắm, tên khoa học là Pouzolzia Acylanica, là loại cỏ thân mềm, thân cây có lông. Lá mọc so le, có khi mọc đối có lá kèm, hình mác, hẹp, trên gân và 2 mặt đều có lông nhất là ở mặt dưới; lá dài 4 – 9cm, rộng 1,5- 2,5cm có 3 gân xuất phát từ cuống, cuống dài 5mm có lông trắng. Hoa tự đơn tính mọc thành tim co. Quả hình trứng nhọn, có bao hoa có lông.

Bộ phận dùng: Toàn cây, lá có thể dùng làm thuốc.

Theo đông y, cây thuốc dòi có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng chỉ khái, tiêu đờm, dùng chữa ho lâu ngày, ho do viêm họng, viêm thanh phế quản, ho khan, tiêu viêm, thông tiểu, thông sữa,…

Cây Thuốc Dòi - Bọ Mắm chữa viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu!
Liều dùng trung bình cho mỗi ngày từ 10 đến 20 g(Khô), sắc uống. Loại thuốc này còn được dùng như thuốc điều kinh và cả để gây sẩy thai. Vì vậy phụ nữ có thai không nên uống nhiều loại thảo dược này.

Cây Thuốc Dòi còn gọi là Cây Bỏ Mắm vì người dân địa phương thường dùng cây này để giã cho vào mắm tôm để không có giòi bọ. Có nơi dùng lá giã nát nhét vào răng sâu để chữa sâu răng. Riêng về công dụng kháng viêm, trừ đờm mủ của cây bọ mắm, Theo lương y cho rằng bọ mắm là loại thuốc có tính năng bài nung (trừ mủ) rất mạnh.

Nước mát là tên dân gian dùng để gọi các loại nước nấu từ dược liệu có tác dụng thanh nhiệt, làm cho mát, hạ sốt, thường được nấu và dùng trong gia đình vào mùa nắng nóng.

Nguyên nhân làm cơ thể bị nhiệt là uống không đủ nước, do ảnh hưởng của khói, bụi, sức nóng của môi trường, do nhiễm siêu vi, vi trùng, mất nước do táo bón, tiêu chảy. Ngoài ra còn là do chức năng giải độc của cơ thể kém, mắc các bệnh mãn tính, phải dùng thuốc dài ngày… Vì thế, việc thanh nhiệt, giải độc là vô cùng cần thiết.
Hình cây thuốc dòi
Hiện nay, nhiều bà nội trợ thường mua các bó lá bán sẵn ngoài chợ, thường có các loại rễ cỏ tranh, mía lau, mã đề, rau bắp, cây thuốc dòi… về nấu uống với mục đích thanh nhiệt, giải độc. Đây là những thảo mộc có công dụng thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Có thể nấu riêng từng thứ hoặc kết hợp với nhau. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những lưu ý và kiêng cử riêng khi sử dụng cần phải nắm rõ.

Tính vị:


Theo Đông y: Bọ mắm có vị ngọt nhạt (cam đạm), tính lạnh (hàn). Có tác dụng giải độc, tiêu thũng, bài nung (trừ mủ), trừ thấp nhiệt. Dùng chữa các chứng viêm nhiễm đường hô hấp, viêm ruột, kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, ung nhọt mưng mủ, đau răng do phong hỏa, ...

Bọ mắm là loại thuốc có tính năng "bài nung" (trừ mủ) rất mạnh, nên một số địa phương ở Trung Quốc, còn đặt cho cây những tên như "nung kiến tiêu" (mủ nhìn thấy là tiêu), "bạt nung cao" (cao trừ mủ), ... Tuy nhiên đối với những loại mụn nhọt không mưng mủ, thì không nên dùng, vì sẽ gây đau hơn.

Bài thuốc từ cây thuốc dòi:


(1) Chữa ho lâu ngày: Dùng 40g bọ mắm tươi sắc uống; hoặc nấu thành cao lỏng, pha mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 chén con (15-20ml).
Cây thuốc dòi
(2) Chữa viêm họng, viêm a-mi-đan: Dùng lá bọ mắm tươi nhai, ngậm, nuốt nước; hoặc dùng 15-20g, sắc nước uống.

(3) Chữa đau răng: Giã nát bọ mắm tươi, hòa với nước ngậm.

(4) Chữa tắc tia sữa: Dùng 30-40g bọ mắm tươi, sắc uống.

(5) Chữa viêm đường tiết niệu: Bọ mắm tươi 30-60g hoặc 15-30g khô, sắc nước uống.

(6) Chữa ung nhọt mưng mủ: Dùng lá bọ mắm tươi, giã nát, đắp lên vết thương.

Nguồn: https://1top.vn/tin-tuc/cay-thuoc-doi/

Đơn vị chia sẻ thông tin

  • Nhà Thuốc Thân Thiện - Friendly Pharmacy
  • Hotline: 0916893886 - 0856905886
  • Website: nhathuocthanthien.com.vn
  • Địa chỉ: Số 10 ngõ 68/39 đường Cầu Giấy, phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Điểm 4.6/5 dựa vào 87 đánh giá